THÀNH TỰU KINH TẾ NHẬT BẢN SAU 5 NĂM THỰC HIỆN ABENOMICS

  Thứ nhất, tình hình kinh tế khả quan.   Theo những số liệu thống kê mới nhất, kinh tế Nhật Bản đang ở trong giai đoạn tăng trưởng liên tục dài nhất trong gần 30 năm qua. Cụ thể, GDP trong quý IV/2017 tăng 0,1% so với quý trước (tính theo năm là 0,5%) và đây là quý tăng trưởng thứ 8 liên tiếp của kinh tế Nhật Bản. Đầu tư vốn tăng 0,7% (một phần để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực). Xuất khẩu tăng 2,4% (nhờ xuất khẩu linh kiện điện thoại thông minh và xe hơi tăng mạnh). Tiêu dùng cá nhân đã tăng 0,5%, lần đầu tiên tăng sau 2 quý. Trước việc nhu cầu trong nước thúc đẩy tăng trưởng GDP, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Motegi Toshimitsu cho rằng, tiêu dùng cá nhân tăng lên cho thấy hồi phục kinh tế đang lan tỏa tới từng gia đình và một vòng tuần hoàn kinh tế tích cực đang hình thành. Sự hồi phục kinh tế được phản ánh rõ nét thông qua sự tăng trưởng chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, bước sang đầu năm 2018, giá cổ phiếu đã lên đến mức 24.000 Yên lần đầu tiên trong khoảng 26 năm, dấu hiệu của sự thoát khỏi giảm phát càng rõ nét. Trước hiệu quả hoạt động khả quan của các công ty Nhật Bản, bắt đầu xuất hiện những nhận xét cho rằng, dường như giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Bản đang một lần nữa được tái hiện lại. Thứ hai, sự biến chuyển tích cực của các chỉ tiêu kinh tế quan trọng. So sánh của các chỉ tiêu kinh tế chủ chốt vào quý IV/2012 khi Abenomics bắt đầu được thực thi và quý II/2017, có thể thấy rằng, Abenomics đã phát huy được hiệu quả ở nhiều phương diện: Về GDP, có thể thấy GDP thực tế trong kỳ từ tháng 4-6 năm 2017 so với kỳ từ tháng 10-12 năm 2012 đã tăng 6,3%. GDP danh nghĩa tăng 10,1% ở mức gần 550 nghìn tỷ Yên, cho thấy xu hướng suy giảm tăng trưởng trước đây đã có chuyển biến vững chắc. Tốc độ tăng trưởng tiềm năng tăng từ 0,8% lên 1,0%. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 4,5%, nhu cầu trong nước của khu vực tư nhân cũng tăng 4,8% (trong đó tiêu dùng thực tăng 2,9%, đầu tư cơ sở 15,0%). Với các DN, tỷ lệ lợi nhuận thông thường trong ngành công nghiệp sản xuất từ 4,6% tăng lên 8,9%, trong lĩnh vực phi sản xuất lên mức cao kỷ lục tăng từ 3,7% lên 6,0%, cho thấy môi trường đã chuyển biến thuận lợi cho việc nâng cao lợi nhuận của các DN – đối tượng chính của cải cách cơ cấu. Mức thuế hữu hiệu cho các DN trong năm 2017 là 29,97%, đã giảm đáng kể từ mức 37,00% của năm 2012. Số vụ phá sản DN cũng đã giảm 30,3% so với năm 2012. Về việc làm, tỷ lệ người có việc làm tăng 4,5%, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,3% xuống còn 2,8%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trẻ (25-29 tuổi) cũng giảm từ 5,7% xuống còn 4,7%. Số lao động toàn thời gian đã tăng 2,8%. Tỷ lệ tuyển dụng hiệu quả tăng từ 0,83 lần lên 1,52 lần. Về tiền lương, mặc dù tiền lương năm 2015 sụt giảm sâu do việc tăng thuế tiêu thụ, tuy nhiên từ sau năm 2015 việc tăng lương bắt đầu được cải thiện hơn. Tổng mức lương danh nghĩa tăng 7,8%, nếu tính cả ảnh hưởng của việc tăng thuế tiêu thụ từ 5%-8%, như vậy mức lương thực tế đã tăng lên 3,8%. Về tài chính, tín dụng, cán cân tài chính được cải thiện cân rõ rệt nhờ vào chính sách đẩy lùi giảm phát, thâm hụt ngân sách đã giảm từ 8,8% xuống 2,8%. Doanh thu thuế ước tính của chính phủ và địa phương tăng từ 78,7 nghìn tỷ Yên trong năm tài chính 2012 lên đến 100,7 nghìn tỷ Yên trong năm tài chính 2017.

Có thể bạn quan tâm

CÁCH VỆ SINH NHÀ CỬA VÀ LÀM SẠCH NHÀ KHI MỚI XÂY XONG

Nguyên tắc đầu tiên khi tẩy rửa thiết bị vệ sinh sàn gạch là phải...

VỆ SINH KÍNH SAU XÂY DỰNG

Hiện nay, trên địa bàn các thành phố lớn rất nhiều tòa nhà được xây...

VỆ SINH BỂ BƠI, BỂ NƯỚC SINH HOẠT

Vệ sinh bể bơi sau xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc...

VỆ SINH CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Vệ sinh công nghiệp có thể được hiểu là sự kết hợp giữa vệ sinh...

NÊN CHỌN CÔNG VIỆC PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã...

TỈ LỆ THẤT NGHIỆP DÀI HẠN CÓ XU HƯỚNG GIA TĂNG

Trong quý IV/2018, cả nước có 54,53 triệu người có việc làm, tăng 22.940 người...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *