DẤU HIỆU TÍCH CỰC CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đón nhận tín hiệu tích cực. Những điểm sáng đó đã phản ánh thành công nhất định trong điều hành chính sách phát triển của quốc gia này, như nới lỏng tiền tệ, mở cửa cho người lao động nước ngoài… Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) H.Kuroda mới đây cho biết, mặc dù có thể chịu ảnh hưởng bởi sự tụt dốc của kinh tế toàn cầu, song nền kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức độ vừa phải. Trước đó, những số liệu kinh tế của Nhật Bản được công bố cho thấy, nền kinh tế nước này đang chứng kiến nhiều tín hiệu khởi sắc. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng 2 vừa qua đã tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2018, đánh dấu mức thặng dư ở tháng thứ 56 liên tiếp của nền kinh tế châu Á này. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện hằng quý, chỉ số niềm tin của các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản vào tháng 3-2019 đạt mức 12 điểm, tuy giảm 7 điểm so với tháng 12-2018 nhưng đây là mức giảm thấp nhất, kể từ tháng 12-2012. Du lịch cũng là một điểm nhấn trong bức tranh kinh tế Nhật Bản, với số lượng khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản trong tháng 2-2019 đạt 2,6 triệu lượt khách, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018. Những nỗ lực nhằm đơn giản hóa các quy định về cấp thị thực của Chính phủ Nhật Bản đã mở đường cho một làn sóng du lịch đến quốc gia châu Á này, thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển mạnh mẽ.

Hình ảnh khách du lịch đang tham quan vườn hoa anh đào ở Tokyo

Chính sách kinh tế Abenomics giai đoạn hai, còn gọi là chính sách Abenomics 2.0, của Thủ tướng Nhật Bản S.Abe đã mang đến những gam mầu tươi sáng cho bức tranh kinh tế Nhật Bản, với hàng loạt kết quả tích cực thời gian qua. Chính sách Abenomics 2.0 nhấn mạnh rằng, mục tiêu phát triển kinh tế phải gắn nhiều hơn với an sinh xã hội, thông qua việc tăng cường các biện pháp hỗ trợ sinh và nuôi con, nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số, đồng thời cải thiện các dịch vụ an sinh xã hội. Nhật Bản cũng duy trì biện pháp nới lỏng tiền tệ, sử dụng linh hoạt các chính sách tài khóa bằng việc tăng lượng cung tiền và tăng chi tiêu công… Các biện pháp của giới chức “xứ Phù Tang” nhằm đối phó tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng do dân số giảm và già hóa nhanh chóng cũng góp phần quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản. Bên cạnh việc tích cực triển khai cuộc “cách mạng rô-bốt”, theo đó ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo trong lao động và các dịch vụ phục vụ con người, thì Nhật Bản còn mở cửa cho người lao động nước ngoài.Kể từ tháng 4-2019, Nhật Bản đón nhận thêm nhiều lao động nước ngoài thông qua hoạt động cấp quy chế công dân mới. Thủ tướng S.Abe thành lập một cơ quan chuyên xử lý các vấn đề liên quan các lao động nước ngoài không yêu cầu tay nghề cao. Việc Nhật Bản mở rộng cánh cửa với lực lượng lao động nước ngoài đã được giới chuyên gia nước này đánh giá cao và nhận định rằng, đây là một bước đi đúng hướng nhằm bảo đảm sự phát triển trong tương lai của “xứ sở mặt trời mọc”. Mặc dù xuất hiện những tín hiệu tích cực về kinh tế, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, ngành xuất khẩu và sản xuất trong nước của Nhật Bản thời gian tới sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự tụt dốc của kinh tế toàn cầu.Thống đốc BOJ H.Kuroda nhấn mạnh rằng, BOJ sẽ đưa ra những điều chỉnh phù hợp về chính sách nếu cần thiết nhằm kiểm soát các nguy cơ, qua đó cho thấy sự sẵn sàng của giới chức “xứ sở mặt trời mọc” nhằm đối phó những rủi ro từ bên ngoài đối với nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

CÁCH VỆ SINH NHÀ CỬA VÀ LÀM SẠCH NHÀ KHI MỚI XÂY XONG

Nguyên tắc đầu tiên khi tẩy rửa thiết bị vệ sinh sàn gạch là phải...

VỆ SINH KÍNH SAU XÂY DỰNG

Hiện nay, trên địa bàn các thành phố lớn rất nhiều tòa nhà được xây...

VỆ SINH BỂ BƠI, BỂ NƯỚC SINH HOẠT

Vệ sinh bể bơi sau xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc...

VỆ SINH CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Vệ sinh công nghiệp có thể được hiểu là sự kết hợp giữa vệ sinh...

NÊN CHỌN CÔNG VIỆC PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã...

TỈ LỆ THẤT NGHIỆP DÀI HẠN CÓ XU HƯỚNG GIA TĂNG

Trong quý IV/2018, cả nước có 54,53 triệu người có việc làm, tăng 22.940 người...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *